6.2.20

Mới nghe qua cứ tưởng như đùa nhưng thực sự cách phát âm luôn phải hở miệng trong các âm tiết cộng với đặc điểm phải bật hơi ở một số phụ âm trong tiếng Phổ Thông Trung Quốc đã đóng vai phát tán hơi thở của người nói đi xa hơn trong không khí.

Với bề dày của lịch sử của nền văn học tiếng Hán được xem là thiên ngôn vạn ngữ, hơn 50 ngàn chữ Hán nhưng khi phát ra âm thanh tiếng nói của tiếng Phổ Thông thì lại quy về khoảng 1300 đơn âm. 

Không Có Âm Câm - Toàn Âm Hở Miệng

Tiếng Trung Quốc có hệ thống thanh điệu tương tự tiếng Việt nhưng giới hạn chỉ có năm thanh điệu và hệ thống vần (vận mẫu) chỉ giới hạn ở những vần khi phát âm phải hở miệng. Các vần có phụ âm đuôi như p, m để khi phát âm cần phải đóng miệng thì hoàn toàn không tồn tại trong tiếng phổ thông hiện đại. Ví dụ các âm như Lâm, Tâm, Nam,Tam, Lập, Thập…  trong tiếng Việt khi phát âm đều phải bậm môi thì hoàn toàn phải hở môi khi phát âm bằng tiếng Trung Quốc: Lin, Xin, Nan, San, Li, Shi…

Do thuộc về dòng ngôn ngữ đơn âm tiết, lại giới hạn về thanh điệu (dấu) và vận mẫu (vần hở miệng) nên bù vào đó, tiếng Trung Quốc lại có hệ thống phụ âm (thanh mẫu) đa dạng. Trên 10 phụ âm không có trong cách phát âm tương tự trong tiếng Việt. Đa số những phụ âm này lại là hồn cốt của tiếng nói Trung Quốc với kỹ thuật uốn lưỡi và bật hơi xuất sắc mà ít ngôn ngữ nào có được.

Bật Hơi Ra Gió

Uốn lưỡi và bật hơi chính là điều kiện bắt buộc để phân biệt ý nghĩa các phụ âm mang tính "đầu môi chót lưỡi" như cụm z, c, s, hoặc cụm zh, ch, sh… Những phụ âm sắc sảo này đã làm nên khẩu khí bay bổng vang dội của lời nói (có phần dễ văng nước bọt) của người Trung Quốc.

Sau đây là những trường hợp điển hình:

[P] trong tiếng Trung Quốc âm được ghi dưới hai dạng ký âm B và P. Nếu một người Việt mới nghe qua thì không thể phân biệt được. Rõ ràng hai âm này đều phát âm như nhau! Để phân biệt được hai phụ âm PƠ này thì một bên phải bật hơi để sẽ tạo một thanh âm khác. Khi bắt đầu học hệ thống "phanh âm", người thầy sẽ lấy một tờ giấy để ngay trước cửa miệng học sinh rồi hướng dẫn: một âm [P] sẽ làm rung tờ giấy còn [P] kia thì không. Sóng âm từ cửa miệng rung lên tạo một luồng hơi phân tán rộng.

[Ch] là một âm khác tương tự như âm [ch] trong tiếng Việt được biểu thị bằng ba thanh mẫu J, Q, và Ch. J đọc giống như ch[ờ], để lưỡi bằng. Q đọc giống như ch[ờ] nhưng bật hơi. Ch cũng đọc giống như ch[ờ] nhưng phải vừa uốn lưỡi vừa bật hơi. Tiếng bật hơi sẽ tạo âm gió xì ra rít từ  kẽ răng. Vừa uốn lưỡi vừa bật hơi sẽ làm gió xì ra từ hai khóe miệng. Những âm gió xì ra tạo nên âm thanh đặc thù của ngôn ngữ Trung Quốc. Nếu không bật hơi người ta sẽ không phân biệt được đâu là con gà (, ji - [chi] không bật hơi), đâu là bà vợ (thê, qi - [chi] phải bật hơi). Rõ ràng luồng hơi này chính ra là sự khuếch tán hơi thở, có khi là nước bọt nếu diễn đạt quá sâu.

Tiếng Phổ Thông Trung Quốc vốn không phải là tiếng mẹ đẻ của toàn dân Trung Quốc vì nước này có hệ thống ngôn ngữ địa phương rất phong phú và đa dạng. Tiếng Phổ Thông đã qua bao điều chỉnh và tiêu chuẩn hóa dựa trên thổ ngữ Bắc Kinh, được xem là Quan Thoại của thời nhà Thanh để hoàn thiện cho đến hôm nay.

Tiếng Phổ Thông là ngôn ngữ học đường phải huấn luyện, do đó uốn lưỡi và bật hơi là kỹ năng bắt buộc rèn luyện ngoài cách học thanh điệu và vận mẫu. Học nói chuẩn và nghe được tiếng gió xì trong tiếng phổ thông do đó cũng được xem là đẳng cấp của người có văn hóa giáo dục.

Trước đây, người ta ngộ nhận tiếng Trung Quốc quá khó học nhưng sau các nhà Hán học Âu Mỹ quy đồng về cách phát âm đơn tự (1300 âm), rèn luyện thanh điệu (5 điệu), học kỹ thuật uốn lưỡi và bật hơi trong các phụ âm z, c, s, zh, ch, sh… thì như giải tỏa được những khó khăn khi nói tiếng Hán.

Một người Trung Quốc ăn nói ôn tồn từ tốn thì tiếng nghe rất êm ái (nhuyễn ngữ) nhưng khi họ nói nhanh và bày tỏ thái độ thì nước bọt cũng bay bổng theo ngữ điệu, đầy khiêu khích.

Trong mùa dịch cúm, nếu không biết kiệm lời, nói năng mềm mỏng thì cũng có thể là nguy cơ phát tán bệnh dịch nhanh hơn khi nói các ngôn ngữ khác.
--------------------

Vài điểm sơ lược về tiếng Hán (phổ thông): 


Cho dù Hán tự có tới mấy mươi ngàn đơn tự nhưng tiếng nói Trung Quốc hiện đại chỉ sử dụng khoảng 400 âm tiết. 400 âm tiết nhân với bội số 5 thanh điệu thì sẽ cho ra khoảng 2000 âm tiết. Có khoảng 35% âm tiết không ứng dụng trong ngôn ngữ. Do đó nói một cách đơn giản tiếng Phổ Thông chỉ là sự hợp thành và xoay chuyển của chỉ khoảng 1300 đơn âm.

Nếu như một người luyện tập  trọn vẹn 1300 âm tiết này với kỹ thuật thanh điệu, uốn lưỡi bật hơi ở một số phụ âm đặc thù sẽ phát âm tiếng Trung Quốc rõ ràng trôi chảy. Đó cũng là lý do nhiều người Tây phương học tiếng Trung Quốc lúc nửa đời vẫn có thể nói trôi chảy như tiếng mẹ đẻ.

Bản âm tiết của tiếng phổ thông Trung Quốc (chưa có thanh điệu). Những dấu đỏ là phụ âm đặc thù uốn lưỡi, bật hơi...

0 comments:

Post a Comment

MAGASAM

HOA KỲ SÂM

MỸ VỊ HOA KỲ

NHIỀU NGƯỜI ĐỌC

MAGASAM-US

ĐĂNG RAO VẶT / CLASSIFIED: (Message* kèm số điện thoại)

Name

Email *

Message *

Video